Tại Nghị quyết 36a ngày 14/10/2015 về Chính phủ điện tử, Chính phủ đã giao Bộ GTVT xây dựng hệ thốngvà hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với cấp, đổi giấy phép lái xe; cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô và chấp thuận khai thác tuyến cố định; tích hợp các thông tin lên Cổng dịch vụ công quốc gia; đồng thời đẩy mạnh việc ứng dụng CNTT trong quản lý hạ tầng, tổ chức điều hành giao thông, thu phí không dừng, giám sát và xử lý vi phạm trật tự, an toàn giao thông trên phạm vi toàn quốc.
Bên cạnh đó, Chính phủ cũng giao Bộ GTVT phối hợp với UBND Hà Nội và TP.HCM xây dựng hệ thống điều khiển tín hiệu giao thông và ứng dụng CNTT trong điều khiển để giảm thời gian ùn tắc giao thông, làm cơ sở cho hình thành hệ thống giao thông thông minh.
Trong báo cáo quý III/2016 về tình hình thực hiện Nghị quyết 36a, đối với nhiệm vụ xây dựng hệ thống và hướng dẫn thực hiện qua mạng điện tử trên toàn quốc đối với cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô, Văn phòng Chính phủ cho hay, tính đến thời điểm cuối tháng 9 năm nay, Bộ GTVT đã hoàn thành việc xây dựng hệ thống, đào tạo sử dụng và dự kiến sẽ triển khai thí điểm tại 5 thành phố trực thuộc Trung ương trong tháng 10/2016.
Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT vừa cho biết, hiện tại, Bộ này đã sẵn sàng triển khai 10 dịch vụ công trực tuyến mức 4 cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải và cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô.
Cụ thể, sau gần 1 năm triển khai xây dựng phần mềm Dịch vụ công trực tuyến mức 4 cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải; cấp, đổi biển hiệu, phù hiệu xe ô tô theo mô hình tập trung, thống nhất để triển khai tại các Sở GTVT, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi đối tượng trong việc thực hiện các thủ tục hành chính về vận tải đường bộ, đến nay Trung tâm CNTT thuộc Bộ GTVT đã hoàn thành xây dựng phần mềm và tập huấn sử dụng phần mềm cho Sở GTVT 5 thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, TP.HCM, Cần Thơ.
" alt=""/>5 thành phố thí điểm cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải qua mạng từ ngày 15/11Donald Trump trên chiếc bàn làm việc không có máy tính của mình năm 2010. Ảnh: AP.
Cuộc cách mạng máy tính cá nhân diễn ra tại Mỹ những năm 1089, 1990 nhưng với Donal Trump - vị Tổng thống mới của nước Mỹ - máy tính dường như không có nhiều ý nghĩa. Có một câu hỏi thú vị được Gizmodo đặt ra là: Trump đã bao giờ sử dụng máy tính chưa?
Cả nước Mỹ đều biết Trump không phải tín đồ của Twitter. Điều này không có nghĩa ông không bao giờ tweet. Việc này được thực hiện bởi các trợ lý của ông. Một số nguồn tin cho rằng ông chỉ tweet sau 7 giờ tối.
New York Times đã kiểm tra thói quen sử dụng thiết bị công nghệ của Trump vào ngày 28/7/2015. Kết luận từ trang này càng khẳng định quan điểm Donald Trump chưa từng chạm vào một chiếc máy tính.
Ông có một thư ký gửi email cho mình? Trump được hỏi.
“Tôi không sử dụng email”, Trump nói.
Về vấn đề duyệt web, Gizmodo khẳng định ông có đọc tin tức từ các trang web. Tuy nhiên, nó lại là phiên bản được in ra.
Trump đọc tin tức bằng các bản in của tờ Huffington Post. Ảnh: Twitter.
Ở tuổi 70, Trump đến từ thời đại mà các vị giám đốc điều hành doanh nghiệp không thông thạo việc gõ văn bản. Đó là công việc của thư ký và trợ lý cá nhân.
" alt=""/>Ông Donald Trump chưa từng sử dụng máy tính?